A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN LƯƠNG BẰNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

- Căn cứ thông tư số 28/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành kèm theo Điều lệ trường tiểu học;

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Động lần thứ XXIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Lương Bằng lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025;

          - Căn cứ đặc điểm thực tiễn nhà trường;

Trường Tiểu học thị trấn Lương Bằng xây dựng Chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 như sau:

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

I. Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của thị trấn Lương Bằng

          Thị trấn Lương Bằng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Kim Động; phía Đông giáp xã Vũ Xá, phía Tây giáp với xã Song Mai, phía Nam giáp với xã Hiệp Cường và xã Hưng Đạo huyện Tiên Lữ, phía Bắc giáp với xã Chính Nghĩa. Diện tích tự nhiên là 751,2 ha, có 3399 hộ, dân số 11403 nhân khẩu. Thị trấn có 4 thôn với 13 cụm dân cư. Nhân dân trong thị trấn chủ yếu làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Thanh niên trong độ tuổi lao động chủ yếu đi làm ăn xa và làm công nhân trong 20 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Địa bàn thị trấn Lương Bằng có 6 trường gồm Trường mầm non, Trường tiểu học, Trường THCS, Trường THCS Lê Quý Đôn, Trường THPT Kim Động, Trung tâm GDTX-GDNN Kim Động.

          Tiềm năng kinh tế là phát triển chăn nuôi, trồng cây rau màu, thu nhập lương trong các khu công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông nghiệp 12%; CN-XD: 41%; Thương mại – dịch vụ: 47%.

          Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng ủy, UBND thị trấn đã điều hành cụ thể trên từng mặt công tác, từng lĩnh vực kinh tế - xã hội; cùng với các cơ quan khối đoàn thể động viên tinh thần của toàn dân thi đua lao động sản xuất để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KT-XH đã đề ra.


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết